So sánh thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy

So sánh thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy

19:07 - 04/06/2024

Xu hướng thiết kế nhà vừa thang máy và thang bộ an toàn, tiết kiệm Top 7 mẫu thang máy gia đình 3 tầng - Báo giá trọn gói 2024 - 2025 Thang máy gia đình cửa mở tay - Giải pháp tối ưu diện tích So sánh thang máy cửa mở tay và cửa tự động - Loại nào tốt? Hướng dẫn cách đọc bản vẽ thang máy gia đình đúng chuẩn

Hiện nay có 2 loại thang máy phổ biến nhất đó là thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy. Mỗi loại thang máy đều có những ưu và nhược điểm riêng, điều này cũng khiến nhiều người không khỏi băn khoăn rằng không biết nên lựa chọn loại nào. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về 2 loại thang máy này để có quyết định phù hợp nhất, cùng tham khảo nhé!

Thang máy không phòng máy là gì?

Khác với loại thang máy truyền thống, thang máy không phòng máy (hay còn gọi là thang máy không buồng máy) nổi bật với thiết kế hiện đại, tiết kiệm diện tích và mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Với loại thang máy này, hệ thống máy kéo, tủ điều khiển và các bộ phận phụ trợ sẽ được tích hợp gọn gàng bên trong giếng thang mà không cần xây dựng phòng máy ở nóc tòa nhà như trước đây.

Thang máy không buồng máy có thiết kế hiện đại

Thang máy không buồng máy có thiết kế hiện đại

Cấu tạo thang máy không phòng máy

Cấu tạo giống như thang máy thông thường nhưng có thiết kế thông minh để phù hợp cho các công trình hiện đại.

So với thang có phòng máy, cần phải có một phòng riêng để lắp đặt động cơ, và các phần liên quan, thang máy không phòng máy không cần tốn diện tích tầng trên cùng như trước đây, với không gian hạn chế vẫn có thể lắp đặt thang bình thường.

hotline thang máy gia đình

Thang máy không buồng máy cấu tạo từ nhiều bộ phận

Thang máy không buồng máy cấu tạo từ nhiều bộ phận

Ưu nhược điểm của thang máy không phòng máy

Thang máy không phòng máy ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm vượt trội so với thang máy có phòng máy truyền thống. Bao gồm: 

Ưu điểm

  • Tiết kiệm diện tích: Thang không phòng máy không cần phòng máy riêng biệt để đặt motor kéo, do đó giúp tiết kiệm tối đa diện tích xây dựng, đặc biệt phù hợp cho các tòa nhà cao tầng có diện tích hẹp.
  • Lắp đặt nhanh chóng: Thời gian lắp đặt thang máy không buồng máy chỉ mất từ 1 đến 2 ngày, tiết kiệm tối đa thời gian thi công.
  • Lắp đặt ở mọi địa hình: Có thể lắp đặt tại các công trình mới hoặc nhà cũ nhưng kết cấu còn chắc chắn.
  • Tiết kiệm điện năng: Nhờ sử dụng motor kéo không hộp số hiện đại, thang máy không buồng máy tiêu thụ ít điện năng hơn so với thang máy có phòng máy, giúp tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Vận hành êm ái: Hệ thống truyền động trực tiếp giúp giảm thiểu tiếng ồn và rung động, mang đến trải nghiệm di chuyển êm ái và thoải mái cho người sử dụng.
  • Thân thiện môi trường: Do không sử dụng hộp số và dầu bôi trơn, thang không phòng máy góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Thiết kế gọn nhẹ, hiện đại của thang máy không buồng máy góp phần nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình.
  • An toàn: Với cấu trúc tự hỗ trợ, cho phép thang máy có thể tự đứng độc lập ở mọi bề mặt. Thang máy tự động chạy về tầng thấp nhất và mở cửa để hành khách thoát ra ngoài khi có sự cố. Thang máy sử dụng hệ thống điện cho bộ điều khiển là 220V, cabin là 24V, an toàn với hệ thống điện dân dụng.

Thang máy không buồng máy sở hữu nhiều ưu điểm

Thang máy không buồng máy sở hữu nhiều ưu điểm

Nhược điểm 

Bên cạnh đó, loại thang máy này cũng có một số nhược điểm nhất định cần lưu ý trước khi lựa chọn lắp đặt. Cụ thể: 

  • Chi phí đầu tư cao: Giá thành của thang không phòng máy cao hơn so với thang máy có phòng máy do sử dụng công nghệ tiên tiến hơn.
  • Lắp đặt phức tạp: Việc lắp đặt thang không phòng máy đòi hỏi kỹ thuật cao và chuyên môn hơn so với thang máy có phòng máy.
  • Bảo trì bảo dưỡng khó khăn: Quá trình bảo trì bảo dưỡng thang máy không buồng máy cũng phức tạp hơn và đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao.

Thông số kỹ thuật và kích thước thang máy không phòng máy 

Có thể thấy, thang máy không buồng máy sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên, trước khi quyết định lắp đặt, bạn cũng cần quan tâm đến một số thông tin về thông số kỹ thuật, kích thước tiêu chuẩn, nguyên lý hoạt động cũng như bản vẽ và vị trí lắp đặt, cùng tham khảo trong nội dung sau nhé!

Thông số kỹ thuật thang máy không buồng máy PVE

 

Tải trọng

Kích thước lòng thang

Tốc độ

Khung và phụ kiện

Thang khách đơn - PVE30

350lbs (159kgs)

30 inches (750mm)

30ft/phút

Khung nhôm - carbon, đèn, quạt

Thang khách đôi - PVE37

450lbs (205kgs)

37 inches (950mm)

30ft/phút

Khung nhôm - carbon, đèn, quạt

Thang khách dành cho 3 người - PVE52

525lbs (238kgs)

52 11/16 inches (1.338mm)

20ft/phút

Khung nhôm - carbon, đèn, quạt

Kích thước thang không phòng máy khác

Kích thước linh hoạt, phù hợp mọi không gian:

  • Kích thước hố pit: Chiều sâu hố pit thấp hoặc không cần hố pit
  • Kích thước cabin: Kích thước cabin đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng, từ gia đình, văn phòng đến nhà hàng, khách sạn.
  • Kích thước cửa thang: Cửa thang được thiết kế với nhiều kiểu dáng, kích thước linh hoạt, tối ưu hóa diện tích sử dụng.

Kích thước thang máy không buồng máy khá nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích

Kích thước thang máy không buồng máy khá nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích

Nguyên lý hoạt động của thang máy không có phòng máy

Thang máy không phòng máy sử dụng nguyên lý ròng rọc để di chuyển cabin lên xuống. Một đầu cáp nối với cabin, đầu còn lại nối với đối trọng, di chuyển trên các ray dẫn hướng. Khi người sử dụng chọn tầng, hệ thống điều khiển truyền tín hiệu đến motor. Nam châm vĩnh cửu tạo lực từ trường mạnh mẽ đẩy puly, di chuyển cabin mượt mà. Ray dẫn hướng đảm bảo cabin di chuyển trơn tru và an toàn.

Khi cabin đến tầng, cửa mở ra đồng thời nhờ hệ thống khóa liên động. Cửa chỉ mở khi cabin dừng hoàn toàn, đảm bảo an toàn. Để đảm bảo an toàn, thang máy không phòng máy có hệ thống phanh cơ và hạn chế tốc độ. Trong trường hợp cabin vượt quá tốc độ cho phép, hệ thống hạn chế tốc độ kích hoạt, phanh cơ kẹp chặt cabin vào ray dẫn hướng, hãm tốc độ an toàn và êm ái.

Thang máy không buồng máy hoạt động dựa trên tác động từ trường của nam châm vĩnh cửu

Thang máy không buồng máy hoạt động dựa trên tác động từ trường của nam châm vĩnh cửu

Bản vẽ thang máy không phòng máy

Vị trí lắp đặt thang máy không có phòng máy

Thang máy không buồng máy không cần sử dụng thêm không gian phòng máy riêng biệt như thang máy truyền thống. Vì vậy mà việc lựa chọn vị trí lắp đặt trở nên linh hoạt và tiết kiệm diện tích hơn. Sau đây là một số vị trí thường được lựa chọn để lắp đặt thang máy không buồng máy:

  • Khu vực sảnh chính: Vị trí này thuận tiện cho việc di chuyển giữa các tầng, dễ dàng kết nối với các khu vực chung khác trong nhà như phòng khách, phòng bếp.
  • Góc nhà hoặc khu vực ít sử dụng: Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ngôi nhà có diện tích hạn chế, cần tối ưu hóa không gian. Tuy nhiên, cần lưu ý về mặt thẩm mỹ và bố trí ánh sáng phù hợp để đảm bảo an toàn cũng như tạo cảm giác thông thoáng cho khu vực.
  • Hành lang hoặc cầu thang bộ: Vị trí này giúp tận dụng tối đa diện tích sẵn có của hành lang hoặc cầu thang, tiết kiệm diện tích xây dựng mới, phù hợp với những ngôi nhà có thiết kế hành lang rộng rãi hoặc cầu thang bộ ít sử dụng.
  • Giếng trời: Đây là sự lựa chọn độc đáo với tính thẩm mỹ cao, mang lại cảm giác thông thoáng và tăng thêm điểm nhấn cho ngôi nhà. 

Có thể lắp đặt thang máy ở vị trí thuận tiện nhằm tối ưu không gian

Có thể lắp đặt thang máy ở vị trí thuận tiện nhằm tối ưu không gian

Thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy

hiện nay có hai loại thang máy phổ biến là thang máy không có phòng máy và thang máy có phòng máy. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau. Sau đây là bảng so sánh cụ thể 2 loại thang máy này với một số tiêu chí, cùng tham khảo để hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng bạn nhé!

Tiêu chí

Thang máy không phòng máy

Thang máy có phòng máy

Phòng máy

Không có phòng máy

Có phòng máy ở tầng trên cùng của toàn nhà

Máy kéo

Chuyển động bằng động cơ không hộp số, kích thước nhỏ gọn

Sử dụng hộp số giảm tốc trục vít

Tòa nhà bị hạn chế chiều cao

Phù hợp lắp đặt tại các tòa nhà có chiều cao hạn chế hoặc nhà phố

Chiều cao phòng máy thường từ 2400mm, do đó thường khó khăn trong việc lắp đặt ở các tòa nhà bị hạn chế chiều cao

Tối ưu không gian

Không sử dụng không gian trên cùng của tòa nhà

Mất diện tích cho phòng máy

Trải nghiệm vận hành

Êm ái

Có độ rung và độ trễ nhưng không đáng kể

Gây ô nhiễm môi trường

Không gây ô nhiễm môi trường do không sử dụng động cơ

Động cơ có thể thải khí, do đó cần bảo dưỡng thường xuyên

Tiết kiệm điện năng

Chỉ tiêu thụ 1.5kW/h, giúp tiết kiệm đến 45% điện năng

Tiêu hao nhiều điện năng hơn

Bảo trì, bảo dưỡng

Đơn giản, nhanh chóng

Phức tạp, tốn kém

Tần suất bảo trì, bảo dưỡng

Rất lâu do thang máy hoạt động ổn định nhờ sự hỗ trợ của nam châm vĩnh cửu

Cần phải bảo hành, bảo dưỡng thường xuyên

Chi phí xây dựng phòng máy

Không tốn chi phí xây dựng phòng máy

Chi phí xây phòng máy có thể dao động từ 20 đến 40 triệu đồng.

Giá thành

Cao hơn do tích hợp nhiều tính năng

Giá thấp hơn.

Nên mua thang máy có phòng máy hay không phòng máy?

Việc lựa chọn thang máy có phòng máy hay không phòng máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Diện tích: Thang máy không phòng máy có kích thước động cơ nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích tối đa, phù hợp với những công trình hạn chế về chiều cao.
  • Chiều cao: Thang máy không phòng máy phù hợp với những tòa nhà có chiều cao hạn chế do không cần thêm chiều cao cho phòng máy.
  • Về chi phí: Chi phí lắp đặt thang máy không có phòng máy thường cao hơn thang máy có phòng máy do sử dụng công nghệ tiên tiến hơn. Tuy nhiên, loại thang máy này lại tiết kiệm chi phí vận hành lâu dài do tiêu thụ ít điện năng hơn và ít cần bảo trì hơn.
  • Về tính thẩm mỹ: Thang máy không phòng máy mang lại tính thẩm mỹ cao hơn cho công trình do không có phòng máy trên nóc nhà, giúp cho tổng thể công trình trông gọn gàng và hiện đại hơn.
  • Về mức độ ồn: Thang máy không phòng máy hoạt động êm ái hơn thang máy có phòng máy do sử dụng động cơ không hộp số.
  • Về khả năng cứu hộ: Thang máy có phòng máy dễ dàng cứu hộ hơn trong trường hợp khẩn cấp do có thể tiếp cận phòng máy từ bên ngoài.

Nên cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định lựa chọn thang máy có buồng máy hay không buồng máy

Nên cân nhắc nhiều yếu tố trước khi quyết định lựa chọn thang máy có buồng máy hay không buồng máy

Việc lựa chọn thang máy phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu thang máy không phòng máy sở hữu tính thẩm mỹ cao nhưng giá thành lại khá cao thì thang máy có phòng máy có giá thành rẻ hơn nhưng lại chiếm nhiều diện tích hơn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định nên chọn loại thang máy nào cho công trình của mình!