Bảng kích thước hố thang máy gia đình theo tầng và tải trọng

11:58 - 18/04/2025

Bạn đang lên kế hoạch lắp đặt thang máy cho nhà ống, biệt thự hay nhà phố nhiều tầng? Việc tính toán kích thước hố thang máy gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thi công, thẩm mỹ và sự an toàn khi sử dụng. Bài viết này Huy Hoàng sẽ giúp bạn nắm rõ các kích thước chuẩn theo tầng và tải trọng để tránh sai sót k

Hướng dẫn cách đi thang máy ở bệnh đúng quy định Bảng giá thang máy gia đình 2 tầng mới nhất 2025 Giá thang máy gia đình 5 tầng mới nhất 2025 - Chi tiết từng mẫu Báo giá thang máy gia đình 4 tầng trọn gói từ A-Z Động cơ thang máy: Vai trò, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định

kích thước hố thang máy gia đình

1. Hố thang máy gia đình là gì? Có những loại nào?

Hố thang máy gia đình là phần không gian cố định, dạng hình hộp đứng, được xây dựng trong kết cấu công trình để phục vụ cho việc lắp đặt và vận hành thang máy trong nhà ở dân dụng. Cấu trúc này thường bao gồm ba phần chính hố pit (nằm dưới mặt sàn tầng thấp nhất), giếng thang (nơi cabin di chuyển lên xuống) và overhead (phần trên cùng của hố thang).

Tuỳ theo công năng và thiết kế nhà, hố thang máy gia đình được chia làm 2 loại chính bao gồm:

  • Hố thang máy có phòng máy: Đây là dạng phổ biến, thường yêu cầu một phòng kỹ thuật riêng nằm trên đỉnh của giếng thang. Ưu điểm là dễ bảo trì, thay thế thiết bị nhưng cần chiều cao tầng lớn hơn bình thường.
  • Hố thang máy không phòng máy: Phù hợp với nhà phố, nhà ống có chiều cao giới hạn. Thiết bị máy kéo được đặt ngay trong giếng thang. Dạng này đang ngày càng phổ biến vì tiết kiệm không gian, thẩm mỹ cao và linh hoạt trong thiết kế cấu trúc.

Bên cạnh đó, còn có các loại hố thang dành cho thang máy thuỷ lực, thang trục vít hay thang kính sẽ phù hợp cho biệt thự và các công trình có yêu cầu cao về kiến trúc, thẩm mỹ.

hố thang máy gia đình là gì

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước hố thang máy cho gia đình

Kích thước hố thang máy gia đình không phải là con số cố định, mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật và thực tế sử dụng. Việc hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp gia chủ lựa chọn đúng loại thang máy phù hợp cho ngôi nhà, tiết kiệm chi phí và đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả.

2.1. Diện tích xây dựng và mặt bằng bố trí

Yếu tố này vô cùng quan trọng. Với những ngôi nhà ống, nhà phố hẹp ngang thì việc bố trí hố thang máy thường bị giới hạn, từ đó ảnh hưởng đến kích thước cabin và hố giếng thang. Các căn biệt thự hoặc nhà có diện tích rộng sẽ linh hoạt hơn trong việc chọn loại thang và thông số kỹ thuật.

2.2. Số tầng phục vụ thang

Ngôi nhà càng nhiều tầng thì chiều cao giếng thang và chiều sâu hố pit sẽ cần lớn hơn. Ngoài ra, số tầng còn quyết định đến loại máy kéo và hệ thống an toàn, ảnh hưởng gián tiếp đến kích thước hố thang máy tổng thể.

2.3. Tải trọng thang máy

Khi tải trọng càng lớn thì cabin càng rộng, dẫn đến kích thước hố thang cũng phải tăng tương ứng. Thang máy có tải trọng 250kg sẽ cần hố thang nhỏ hơn nhiều so với loại 450kg hoặc 630kg. Do vậy, việc lựa chọn tải trọng phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế là rất quan trọng.

2.4. Loại thang sử dụng

Mỗi loại thang máy gia đình sẽ có yêu cầu khác nhau về kỹ thuật xây dựng hố thang.

Ví dụ: Thang máy không phòng máy giúp giảm chiều cao overhead, trong khi thang thuỷ lực cần hố pit sâu và chắc chắn hơn.

2.5. Vị trí lắp đặt trong công trình

Việc lắp hố thang máy giữa nhà, góc nhà hay ngoài trời sẽ ảnh hưởng đến cấu tạo kết cấu bao quanh như gạch, bê tông, khung thép… Mỗi vị trí lại có yêu cầu kỹ thuật riêng tác động trực tiếp đến chiều rộng, chiều sâu và khả năng chống rung, chống ồn của hố thang.

2.6. Yêu cầu thẩm mỹ và nội thất

Với những mẫu thang máy gia đình kính hoặc lắp đặt ở không gian mở thì kích thước hố thang cần được tính toán kỹ để đảm bảo tỷ lệ hài hoà với không gian kiến trúc chung.

kích thước hố thang máy

3. Bảng kích thước hố thang máy gia đình theo số tầng và tải trọng

Việc lựa chọn kích thước hố thang máy gia đình phù hợp với số tầng và tải trọng không chỉ giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng mà còn tối ưu không gian và chi phí lắp đặt. Dưới đây là bảng tổng hợp kích thước tiêu chuẩn cho thang máy gia đình, được phân loại rõ ràng theo từng mức tải trọng và số tầng phổ biến hiện nay.

3.1. Bảng kích thước hố thang máy theo tải trọng

Dưới đây là bảng kích thước hố thang máy gia đình tương ứng với các mức tải trọng phổ biến hiện nay:

Tải trọng

Cabin (RxS mm)

Thang (RxS mm)

Hố pit (mm)

Giếng thang (Overhead mm)

Hợp cho

250kg

800 x 800

1300 x 1300

500 - 600

2600 - 2800

Nhà 2 tầng

300kg

900 x 900

1400 x 1400

600 - 700

2700 - 2900

Nhà 2 - 3 tầng

350kg

1000 x 1000

1500 x 1500

700 - 800

2800 - 3200

Nhà 3 tầng

450kg

1100 x 1200

1600 x 1600

800 - 1000

3000 - 3500

Nhà 4 tầng

630kg

1100 x 1400

1800 x 1800

1000 - 1400

3200 - 3800

Nhà 5 tầng

Lưu ý: Các thông số trên mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo hãng thang máy yêu cầu thực tế của công trình.

3.2. Bảng kích thước hố thang máy theo số tầng

Dưới đây là bảng kích thước tiêu chuẩn tương ứng với từng mức số tầng phổ biến, giúp bạn dễ dàng lựa chọn thông số phù hợp ngay từ giai đoạn lên bản vẽ:

Số tầng

Chiều cao giếng thang tối thiểu (Overhead)

Chiều sâu hố pit

Loại thang máy đề xuất

2 tầng

2600 - 2800 mm

500 - 700 mm

Thang không phòng máy, thuỷ lực nhẹ

3 tầng

2800 - 3200 mm

600 - 800 mm

Thang không phòng máy, trục vít

4 tầng

3000 - 3500 mm

800 - 1000 mm

Thang có hoặc không phòng máy

5 tầng

3200 - 3800 mm

1000 - 1400 mm

Thang cáp kéo, yêu cầu kỹ thuật cao hơn

Lưu ý: Thông số có thể điều chỉnh tuỳ vào tải trọng, diện tích xây dựng và loại thang sử dụng.

4. Cách chọn kích thước hố thang máy phù hợp

Để chọn đúng kích thước hố thang máy gia đình phù hợp ngay từ đầu không chỉ giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và giữ tính thẩm mỹ cho công trình. Để đưa ra lựa chọn chính xác, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau:

  • Diện tích nhà: Nếu nhà nhỏ nên chọn thang không phòng máy, cabin nhỏ (250 - 350kg). Và ngược lại nhà rộng dễ chon thang lớn hơn, cabin thoải mái.
  • Số tầng: Đối với nhà 2-3 tầng thì pit 500 - 800mm, overhead khoảng 2800mm. Đối với nhà 4-5 tầng thì cần pit sâu hơn, overhead cao hơn.
  • Tải trọng sử dụng: Nếu nhà bạn dưới 4 người nên chọn tải trọng 250 - 350kg. Ngược lại gia đình nhiều người, nhà có người lớn tuổi nên dùng 450kg trở lên.
  • Loại thang máy: Nếu chọn có phòng máy thì cần giếng thang cao hơn, không phòng máy giúp tiết kiệm không gian linh hoạt cho nhà cải tạo và chọn thang máy trục vít, thuỷ lực thì phù hợp với ngôi nhà thấp và cải tạo.

cách chọn kích thước hố thang máy

5. Những sai lầm thường gặp khi thiết kế hố thang máy gia đình

Khi thiết kế hố thang máy gia đình, nhiều người mắc phải những sai sót phổ biến khiến quá trình thi công gặp khó khăn hoặc không thể lắp đặt đúng tiêu chuẩn. Dưới đây là các lỗi thường gặp cần tránh:

  • Không xác định đúng kích thước hố thang máy ngay từ đầu dẫn đến thang không lắp vừa, phải đục phá kết cấu và tốn thêm chi phí.
  • Không đủ chiều sâu hố pit hoặc chiều cao giếng thang gây ảnh hưởng đến hành trình hoạt động và độ an toàn của thang máy.
  • Chọn tải trọng hoặc loại thang không phù hợp với diện tích nhà do cabin quá lớn so với không gian làm giảm tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng.
  • Thiết kế cửa tầng sai vị trí hoặc sai cao độ sàn khiến cho việc đồng bộ với sàn nhà bị lệch làm mất thời gian chỉnh sửa.
  • Không xử lý chống thấm cho hố pit dễ gây đọng nước, rò rỉ, làm hỏng thiết bị diện và giảm tuổi thọ thang máy.
  • Tự ý thay đổi bản vẽ kỹ thuật sau khi thi công phần thô làm chênh lệch thông số giữa bản vẽ thực tế và yêu cầu lắp đặt của thang máy.

sai lầm khi thiết kế hố thang máy

6. Những mẫu bản vẽ kích thước hố thang máy gia đình tham khảo

Để hình dung rõ hơn về cách bố trí và kích thước hố thang máy trong thực tế, bạn có thể tham khảo các mẫu bản vẽ dưới đây. Mỗi bản vẽ thể hiện chi tiết phần hố pit, giếng thang, cửa tầng và kích thước tương ứng với từng loại thang máy gia đình phổ biến.

Mẫu bản vẽ kỹ thuật hố thang máy gia đình tải trọng 350kg, gồm các mặt cắt dọc và ngang. Bản vẽ thể hiện rõ kích thước hố thang (1500×1500mm), cabin (800×1100mm), chiều sâu hố pit (1300mm) và chiều cao đỉnh giếng (4200mm), phù hợp lắp đặt cho nhà từ 2–4 tầng.

bản vẽ kích thước hố thang máy gia đình

Mẫu bản vẽ mặt cắt ngang hố thang máy, thể hiện các kích thước cơ bản cần thiết để lắp đặt cabin thang máy. Cabin có chiều rộng (CW) 830mm và chiều sâu (CD) 1300mm, lắp trong hố thang có kích thước tổng thể 1320mm (rộng – SW) × 1405mm (sâu – SD). Cửa thang có độ mở (DO) 750mm. Bản vẽ phù hợp cho các công trình nhà ở dân dụng có không gian hạn chế.

mẫu bản vẽ kích thước hố thang

Mẫu bản vẽ mặt cắt dọc mô phỏng cấu trúc hố thang máy, thể hiện các thông số chiều cao quan trọng như: Headroom (khoảng trống phía trên cabin), Pit Depth (độ sâu hố pit), Lift Travel (chiều cao hành trình thang), và Door structural opening height (chiều cao ô cửa tầng).

bản vẽ kích thước hố thang máy gia đình

Mẫu bản vẽ tổng thể hố thang máy gia đình bao gồm mặt cắt dọc và các mặt cắt ngang tại các tầng. Bản vẽ thể hiện rõ kích thước hố pit, chiều cao giếng thang, khoảng không đỉnh giếng, cùng bố trí cabin và cửa tầng theo từng vị trí. Thiết kế phù hợp cho công trình dân dụng từ 2–5 tầng, giúp kỹ sư và chủ đầu tư dễ dàng triển khai thi công đúng chuẩn kỹ thuật.

bản vẽ kích thước hố thang

Mẫu bản vẽ mặt bằng hố thang máy thể hiện các phương án bố trí cửa tầng (cửa giữa, lệch trái, lệch phải) và kích thước tương ứng. Cabin có kích thước 950 × 1150mm, cửa vào rộng 800mm, yêu cầu hố thang tối thiểu 1350mm chiều rộng. Bản vẽ giúp lựa chọn giải pháp lắp đặt linh hoạt phù hợp với từng loại mặt bằng công trình.

mẫu bản vẽ hố thang máy gia đình

7. Những câu hỏi thường gặp về hố thang máy gia đình

Trong quá trình thiết kế và lắp đặt thang máy gia đình, nhiều người thường gặp phải những thắc mắc phổ biến liên quan đến kích thước, vị trí và kỹ thuật thi công hố thang. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp kèm giải đáp ngắn gọn, dễ hiểu.

7.1. Nhà cải tạo có lắp được hố thang máy không?

, kỹ thuật hiện nay cho phép lắp thang trong giếng trời, cầu thang cũ hoặc bên ngoài nhà với hệ thống khung thép độc lập.

7.2. Có cần xin giấy phép xây dựng hố thang máy trong nhà không?

Với công trình nhà ở riêng lẻ, nếu chỉ lắp đặt trong phạm vi nhà mình và không thay đổi kết cấu chịu lực lớn, thường không cần giấy phép riêng. Tuy nhiên nên tham khảo chính quyền địa phương.

7.3. Có thể xây hố thang máy trước rồi mới chọn thang máy không?

Nên tránh. Việc xây dựng hố trước dễ sai lệch so với thông số kỹ thuật. Tốt nhất nên có bản vẽ chi tiết từ hãng thang máy trước khi thi công.

Như vậy, việc xác định đúng kích thước hố thang máy gia đình ngay từ đầu sẽ giúp quá trình thi công thuận lợi, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt thang máy, đừng ngần ngại liên hệ Huy Hoàng để được tư vấn chi tiết về kích thước phù hợp với công trình của mình.