Phòng kỹ thuật thang máy là gì? Vai trò và chức năng chi tiết

10:11 - 26/04/2025

Hầu hết mọi người khi lắp đặt thang máy chỉ quan tâm đến cabin, tải trọng hay thiết kế mà quên mất vai trò then chốt của phòng kỹ thuật. Đây chính là "trái tim vận hành" của cả hệ thống thang máy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn và hiệu quả lâu dài. Cùng Huy Hoàng tìm hiểu chi tiết về vai trò, cấu tạo và những điều cần lưu ý về phòng kỹ thuật thang máy nhé.

Top 10 thang máy Platform sang, gọn và đáng mua nhất 2025 Tủ điện thang máy là gì? Cấu tạo, cơ chế hoạt động và báo giá Top 10 mẫu thang máy văn phòng đẹp - Báo giá chi tiết [HOT] Công ty thang máy tại Long Biên uy tín, giá tốt nhất Thắng cơ thang máy - Bộ phận nhỏ cứu sống hàng triệu người mỗi ngày!

phòng kỹ thuật thang máy

Phòng kỹ thuật thang máy là bộ phận then chốt giúp thang máy vận hành êm ái

1. Phòng kỹ thuật thang máy là gì?

Phòng kỹ thuật thang máy hay còn được gọi là phòng máy thang máy, là không gian kỹ thuật nằm phía trên cùng hoặc bên cạnh giếng thang, nơi đặt các thiết bị quan trọng như máy kéo, tủ điện điều khiển, hệ thống cứu hộ và các bộ phận hành chính của thang máy. Phòng máy thang máy chính là "trung tâm điều phối" giúp toàn bộ hệ thống thang máy vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả.

Tuỳ thuộc vào từng loại thang máy sẽ có cấu trúc và vị trí phòng kỹ thuật sẽ khác nhau. Đối với dòng thang máy có phòng máy, không gian này thường nằm trên cùng của toà nhà, còn đối với dòng thang không phòng máy được thiết kế tích hợp ngay trong giếng thang hoặc đặt gọn trong tủ kỹ thuật.

phòng kỹ thuật thang máy là gì

2. Vai trò của phòng kỹ thuật thang máy

Phòng kỹ thuật thang máy đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống thang máy vận hành an toàn, ổn định và liên tục.

  • Kiểm soát và vận hành thang máy: Phòng kỹ thuật chứa các thiết bị điều khiển trung tâm, đảm nhận vai trò xử lý tín hiệu, điều khiển động cơ và quản lý hoạt động của toàn hệ thống thang.
  • Bảo trì, sửa chữa dễ dàng: Việc tập trung thiết bị tại một không gian riêng biệt giúp cho kỹ thuật viên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hoặc xử lý sự cố nhanh chóng không làm ảnh hưởng đến kết cấu thang hay sinh hoạt của toà nhà.
  • Đảm bảo an toàn khi vận hành: Phòng kỹ thuật còn tích hợp hệ thống cứu hộ, cảm biến an toàn và bộ điều tốc, những yếu tố then chốt nhằm giúp đảm bảo người dùng luôn được bảo vệ trong mọi tình huống.

vai trò của phòng kỹ thuật thang máy

3. Chức năng chính của phòng kỹ thuật thang máy

Những chức năng chính của phòng kỹ thuật thang máy bao gồm:

  • Chứa máy kéo và tủ điều khiển: Đây là nơi đặt động cơ, bộ điều khiển, biến tần và các thiết bị, giúp cho việc vận hành thang máy lên xuống theo lệnh từ người sử dụng.
  • Điều phối hoạt động thang máy: Mọi tín hiệu gọi tầng, mở cửa, dừng tầng... Đều được xử lý thông qua hệ thống điều khiển nằm trong phòng kỹ thuật.
  • Hỗ trợ bảo trì và xử lý sự cố: kỹ thuật viên dễ dàng kiểm tra tình trạng hoạt động chẩn đoán lỗi hoặc kích hoạt hệ thống cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp nhờ phòng kỹ thuật thang.

Chức năng phòng kỹ thuật thang máy

4. Tiêu chuẩn thiết kế phòng kỹ thuật thang máy

Thông thường, phòng kỹ thuật thang máy nào cũng cần được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo rằng việc vận hành ổn định, an toàn và dễ bảo trì. Dưới đây là những tiêu chuẩn cơ bản cần đáp ứng:

4.1. Vị trí và diện tích phù hợp

Phòng kỹ thuật thường được bố trí trên cùng đối với loại thang có phòng máy, hoặc bên cạnh giếng thang đối với thang không phòng máy. Diện tích phải đủ để đặt thiết bị và tạo không gian thao tác cho kỹ thuật viên, thông thường từ 4-6m2 tuỳ thuộc vào loại thang.

4.2. Chiều cao tối thiểu

Chiều cao phòng kỹ thuật rất quan trọng, không thấp hơn 2,2m để đảm bảo không gian lắp đặt máy móc, tủ điện cũng như thuận tiện cho công tác kiểm tra và bảo dưỡng.

4.3. Cửa ra vào và thông gió

Cần có cửa mở ra bên ngoài, rộng tối thiểu 0,6m, thoáng khí và có quạt thông gió. Nếu như nhiệt độ trong phòng quá cao, thiết bị sẽ dễ quá tải làm hư hỏng thiết bị.

4.4. Nguồn điện và an toàn kỹ thuật

Phòng máy thang máy phải có hệ thống điện riêng biệt, tiếp địa tốt, đèn chiếu sáng đầy đủ, lắp đặt ổ cắm và công tắc an toàn, không để nước rò rỉ hoặc các vật dễ cháy nổ.

tiêu chuẩn thiết kế phòng kỹ thuật thang máy

5. Phân loại thang máy theo yêu cầu của phòng kỹ thuật

Thang máy thường được phân loại không chỉ dựa vào công năng hay tải trọng mà còn tuỳ thuộc theo yêu cầu thiết kế phòng kỹ thuật. Hiện nay được phân làm 2 loại chính như sau:

5.1. Thang máy có phòng máy

Đây là loại thang truyền thống, phòng kỹ thuật được bố trí ngay trên đỉnh giếng thang, dùng để đặt máy kéo, tủ điều khiển và các thiết bị kỹ thuật.

Loại thang này có ưu điểm dễ bảo trì sửa chữa, thiết bị tản nhiệt tốt hơn và phù hợp với công trình cao tầng, tần suất sử dụng nhiều. Ngoài ra, yêu cầu kỹ thuật cần bố trí diện tích riêng từ 4m2 trở lên, có cửa thoát hiểm, hệ thống thông gió và tiếp địa.

5.2. Thang máy không phòng máy

Đây là loại thang máy không cần xây phòng kỹ thuật thang máy riêng, máy kéo và tủ điều khiển được đặt gọn trong giếng thang.

Ưu điểm chính của loại thang này là tiết kiệm diện tích xây dựng, thiết kế hiện đại và phù hợp với nhà ở, biệt thự. Bên cạnh đó, khi xây dựng yêu cầu phải có lối tiếp cận kỹ thuật phía trên cabin, hệ thống điều khiển cần chống thấm và chịu nhiệt tốt hơn.

phân loại thang máy cho phòng kỹ thuật

6. Thang máy gia đình có cần phòng kỹ thuật không?

Việc thang máy gia đình có cần phòng kỹ thuật hay không tuỳ thuộc vào loại thang máy được chọn bao gồm thang có phòng máy hoặc không phòng máy.

  • Trường hợp cần có phòng kỹ thuật: Loại thang máy có phòng máy phù hợp với nhà ở diện tích rộng. Ưu điểm là vận hành ổn định, dễ bảo trì và tản nhiệt tốt.
  • Trường hợp không cần phòng kỹ thuật: Thang không phòng máy đang được ưa chuộng hơn đối với gia đình nhờ thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích, phù hợp với nhà phố và biệt thự hiện đại.

thang máy gia đình có cần phòng kỹ thuật không

7. Chi phí xây dựng phòng kỹ thuật thang máy

Chi phí xây dựng phòng kỹ thuật thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, vật liệu xây dựng, vị trí lắp đặt và yêu cầu kỹ thuật cụ thể của từng loại thang máy. Trung bình, chi phí lắp đặt phòng kỹ thuật dao động từ 15 - 50 triệu đồng, chưa bao gồm hệ thống điện, thông gió và các thiết bị cơ khí liên quan.

Ngoài ra, nếu thang máy sử dụng loại có phòng máy thì việc thiết kế trần cao, dầm đỡ và lối ra vào kỹ thuật cũng làm tăng tổng thể ngân sách. Tuy nhiên đầu tư đúng chuẩn sẽ đảm bảo thang máy vận hành êm ái, ổn định và dễ bảo trì.

8. Những lưu ý khi thiết kế và thi công phòng kỹ thuật thang máy

Khi thiết kế và thi công phòng kỹ thuật thang máy, bạn cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật và an toàn như sau:

  • Phòng kỹ thuật cần được bố trí vị trí phù hợp nhằm đảm bảo dễ dàng tiếp cận cho bảo trì và sửa chữa.
  • Diện tích và kích thước phòng đủ rộng để lắp đặt thiết bị và vẫn đảm bảo lối đi cho kỹ thuật viên.
  • Hệ thống thông gió và cách âm tốt để giảm tiếng ồn.
  • Phòng máy cần có nguồn điện ổn định, hệ thống dây dẫn an toàn và trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Lỗi vào phòng kỹ thuật cần được khoá chặt hoặc kiểm soát truy cập.

lưu ý khi lắp đặt phòng kỹ thuật thang máy

9. Câu hỏi thường gặp về phòng kỹ thuật thang máy

Khi lắp đặt hoặc vận hành thang máy, nhiều người thường có thắc mắc xoay quanh phòng kỹ thuật. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về khu vực quan trọng này:

9.1. Có thể xây phòng kỹ thuật sau khi lắp thang máy không?

Thông thường, phòng kỹ thuật cần được chuẩn bị trước khi lắp đặt thang để đảm bảo đúng kỹ thuật. Việc bổ sung sau có thể phát sinh chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ của công trình.

9.2. Diện tích phòng kỹ thuật thang máy tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Tuỳ thuộc vào tải trọng và loại thang, diện tích phòng kỹ thuật dao động từ 3m2 đến 6m2. Nhưng cần đảm bảo đủ không gian thao tác và bảo trì.

Như vậy, phòng kỹ thuật thang máy không chỉ là nơi chứa các thiết bị vận hành mà còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho hệ thống. Nếu bạn đang cần tư vấn lắp dặt thang máy kèm thiết kế phòng kỹ thuật đạt chuẩn, hãy liên hệ ngay với công ty thang máy Huy Hoàng để được hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp.