Quy định kiểm định thang máy | Thời hạn, chi phí kiểm định
09:25 - 04/12/2024
Kiểm định thang máy là quy trình bắt buộc cần có để đánh giá chất lượng của một sản phẩm trước khi có thể ra mắt ngoài thị trường. Kiểm định thang không những quản lý sử dụng một cách an toàn mà còn tuân thủ pháp luật, giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan. Vậy thì quy định kiểm định thang máy như thế nào? Thời hạn và chi phí ra sao? Hãy cùng Huy Hoàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Kiểm định thang máy là quy trình bắt buộc cần có để đánh giá chất lượng của một sản phẩm trước khi có thể ra mắt ngoài thị trường. Kiểm định thang không những quản lý sử dụng một cách an toàn mà còn tuân thủ pháp luật, giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan. Vậy thì quy định kiểm định thang máy như thế nào? Thời hạn và chi phí ra sao? Hãy cùng Huy Hoàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Kiểm định thang máy là gì?
Kiểm định thang máy, thang máy gia đình là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên các quy chuẩn hiện hành, nhằm đảm bảo an toàn, quyền lợi của khách hàng trong quá trình sử dụng.
Tại thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH quy định kiểm định thang máy của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội ban hành: thang máy, thang cuốn thuộc "Danh mục các loại thiết bị, máy móc, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động". Vì vậy, kiểm định thang máy là cần thiết và bắt buộc thực hiện đúng như theo quy định của luật ban hành.
Quy định về kiểm định thang máy
Thang máy là thiết bị có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng, thậm trí nhiều trường hợp gây ảnh hưởng tới tính mạng. Chính vì vậy việc kiểm định thang máy là bắt buộc và được quy định cụ thể tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH được ban hành danh mục máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn cho người sử dụng.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2020 và thay thế cho thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao Động - Thương Binh Xã Hội về việc ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Tất cả tổ chức, cá nhân sử dụng thang máy, thang máy gia đình đều phải thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định nhà nước.
Tiêu chuẩn, quy định về kiểm định thang máy như sau:
- QCVN 02:2011/BLĐTBXH: Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện
- QCVN 26:2016/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện không buồng lái
- TCVN 6395:2008: Thang máy điện - yêu cầu an toàn về cấu tạo, lắp đặt
- TCVN 6904:2001: Thang máy điện - Phương pháp thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo, lắp đặt
- TCVN 7628:2007 (ISO 4190): Lắp đặt thang máy
- TCVN 5867:2009: Thang máy, cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn
Thời hạn kiểm định thang máy, thang máy gia đình
Theo quy định tại thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH bạn hành 30 quy trình kiểm định máy móc nghiệm ngặt về an toàn lao động, quy định thời hạn kiểm định thang máy:
Thông thường thời hạn kiểm định định kỳ của thang máy là 3 năm, đối với những cầu thang máy sử dụng trên 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm, còn đối với những thang máy đã sử dụng trên 20 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm. Khi thời hạn kiểm định được quy định trong quy chuẩn ký thuật thì sẽ thực hiện quy định của quy chuẩn đó.
Điều kiện kiểm định:
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
2. Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ;
3. Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;
4. Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.
Các trường hợp cần kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy điện
Kiểm định lần đầu
Cần kiểm định đánh giá tình trạng kỹ thuật, an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng.
Kiểm định thang máy máy định kỳ theo thời gian
Để đảm bảo yêu cầu về an toàn theo quy chuẩn quốc gia, bạn cần kiểm định định kỳ thang máy khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định bất thường
Sau khi thang máy, thang máy gia đình được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng đến tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị, hoặc sau khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng cần kiểm định an toàn thiết bị.
>> Xem thêm: Kiểm định thang máy: Quy trình và thời hạn kiểm định
Câu hỏi thường gặp
Tôi không kiểm định thang máy thì có bị xử phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu?
Trả lời: Nếu sử dụng thang máy mà không kiểm định an toàn chất lượng theo quy định thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định. Có 3 mức xử phạt khác nhau tùy theo mức độ.
Mức độ 1: Phạt tiền từ 1.000.000đ - 3.000.000đ với trường hợp tổ chức, cá nhân không báo cáo cơ quan thẩm quyền kiểm định thang máy và các phụ kiện liên quan đến thang máy.
Mức độ 2: Phạt tiền từ 3.000.000đ - 5.000.000đ với hành vi không khai báo kiểm định thang máy mà đã đưa vào sử dụng
Mức độ 3: Phạt tiền từ 50.000.000đ - 70.000.000đ đối với hành vi chống đối kiểm định hoặc kiểm định chưa đạt yêu cầu mà vẫn cố ý đưa vào sử dụng.