Kiểm định thang máy: Quy trình và thời hạn kiểm định
20:51 - 21/02/2021
Nhằm đảm bảo chất lượng thi công cũng như độ an toàn cho người sử dụng, quy trình kiểm định thang máy đã được Bộ xây dựng ban hành vào năm 2021 trong thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH.
Nhằm đảm bảo chất lượng thi công cũng như độ an toàn cho người sử dụng, quy trình kiểm định thang máy đã được Bộ xây dựng ban hành vào năm 2021 trong thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thang máy Huy Hoàng tìm hiểu rõ hơn về quy trình và thời gian kiểm định thang máy.
Nội dung bài viết
Kiểm định thang máy là gì?
Kiểm định thang máy là quá trình kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Đây là một yêu cầu bắt buộc theo quy định của nhà nước, áp dụng cho tất cả các loại thang máy được lắp đặt và sử dụng tại Việt Nam.
Các loại thang máy cần kiểm định an toàn bao gồm:
- Thang máy thủy lực
- Thang máy điện
- Thang máy chở hàng
- Thang máy điện không có phòng máy
- Thang máy gia đình
Hoạt động kiểm định thang máy
Vì sao phải kiểm định thang máy?
Trong một tòa nhà, thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển người và hàng hóa lên xuống các tầng. Dưới đây là những lý do vì sao bạn nên thực hiện kiểm định thang máy:
- An toàn cho người sử dụng: Các chuyên gia kiểm định sẽ đánh giá các yếu tố như hệ thống phanh, cơ cấu an toàn, hệ thống điều khiển, cửa và cảm biến… đảm bảo rằng các thành phần này hoạt động chính xác, tránh sự cố và giúp người dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Các quy định và tiêu chuẩn an toàn liên quan đến thang máy thường được quy định bởi cơ quan quản lý chính phủ. Quy trình kiểm định thang máy giúp đảm bảo rằng thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn được đề ra.
- Bảo vệ tài sản: Việc kiểm định thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật và hư hỏng tiềm ẩn, tránh chi phí sửa chữa phát sinh đáng kể sau này.
- Đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ: Kiểm định và bảo trì định kỳ đảm bảo các bộ phận của thang máy hoạt động ổn định từ đó giúp kéo dài tuổi thọ của thang.
Như vậy, dù là loại thang máy nhập khẩu hay thang máy nội địa, để đảm bảo an toàn cho người dùng, các gia chủ cần phải tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như quy trình kiểm định thang máy tại Việt Nam.
Kiểm định thang máy thường xuyên để đảm bảo an toàn
Khi nào cần kiểm định thang máy?
Thời gian kiểm định thang máy được quy định như sau:
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Trước khi được đưa vào sử dụng, thang máy cần được các cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu. Thời gian kiểm định có thể dao động từ 3 - 8 tiếng, cụ thể như sau:
- Kiểm tra tài liệu liên quan đến thang máy như giấy phép lắp đặt, giấy chứng nhận hợp quy, hồ sơ kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng, biên bản bàn giao và nghiệm thu thang máy ( mất khoảng 15 - 30 phút)
- Kiểm tra trực quan để đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy (thời gian thưởng là 30 - 60 phút/1 tháng tùy vào kích thước, cấu tạo thang máy)
- Kiểm tra chức năng cơ bản của thang máy (mất khoảng 60 - 120 phút)
- Kiểm tra an toàn của thang máy như an toàn điện, thang máy nổ, cơ khí an toàn và an toàn lao động ( mất khoảng 60 - 180 phút)
- Tổng hợp kết quả kiểm định, phân tích và đánh giá kết quả (30 - 60 phút)
Kiểm định an toàn lần đầu trước khi vận hành
Bất kì loại thang máy nào cũng cần được kiểm định lần đầu tiên để đảm bảo an toàn, tuy nhiên để thang vận hành tốt bạn cần lựa chọn loại thang máy chất lượng phù hợp với nhu cầu của bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0333.11.9999 để được tư vấn các sản phẩm phù hợp.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Theo thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBX, quy định thời hạn kiểm định định kỳ thang máy là 3 năm. Tuy nhiên, thời điểm kiểm định thang máy sẽ khác đối với các trường hợp sau:
- Thang máy đã có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm.
- Thang máy đã có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.
Thời gian cho các lần kiểm định sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng hoạt động của thang máy. Nếu có nhu cầu rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Trong quá trình sử dụng, nếu thang máy có các dấu hiệu bất thường gây mất an toàn hoặc khi cơ quan chức năng yêu cầu, việc kiểm định kỹ thuật bất thường sẽ được thực hiện. Đơn vị kiểm định sẽ xác định nguyên nhân, đánh giá tình trạng và đưa ra giải pháp để giải quyết nhanh chóng các vấn đề của thang máy.
Thời gian kiểm định bất thường thường kéo dài hơn so với kiểm định lần đầu hoặc kiểm định định kỳ tùy theo quy mô và vấn đề của thang máy.
Quy trình kiểm định an toàn thang máy
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Các hồ sơ cần được kiểm định viên xem xét:
- Hồ sơ chế tạo, lý lịch thang máy. Các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động
- Hồ sơ lắp đặt, hoàn công.
- Biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước
- Các hồ sơ về thay thế, sửa chữa. Nhật ký vận hành, bảo trì
- Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Xem xét tính đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ với hồ sơ chế tạo
- Kiểm tra khuyết tật, biến dạng của các chi tiết và bộ phận cabin, giếng thang, hố thang, cửa thang puli, cáp, đối trọng …).
- Kiểm tra hệ thống thủy lực (đối với thang máy thủy lực)
- Đo điện trở nối đất
Bước 3: Thử nghiệm
Quá trình thử nghiệm chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
- Thử không tải: Vận hành thang máy ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động.
- Thử với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức và 125% tải trọng định mức.
Đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của thang máy sau khi thử nghiệm.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thang máy
- Lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định
- Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
- Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra đạt yêu cầu.
Nếu bạn đang tìm đơn vị cung cấp thang máy uy tín tại Việt Nam, liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0333.11.9999.
Quy trình kiểm định thang máy
Ai được phép kiểm định thang máy?
Quyền kiểm định thang máy này thuộc về các đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy. Giấy phép kiểm định được cấp bởi Cục An Toàn Lao Động, thuộc Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội.
Chi phí kiểm định thang máy
Khi thực hiện kiểm định thang máy, chi phí liên quan được quy định theo Thông tư 41/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Theo quy định này, có mức giá tối thiểu áp dụng cho việc kiểm định các sản phẩm thang máy.
- Đối với thang máy dưới 10 tầng, chi phí kiểm định là 2.000.000 đồng cho mỗi thiết bị.
- Đối với thang máy từ 10 tầng đến 20 tầng, chi phí kiểm định là 3.000.000 đồng cho mỗi thiết bị.
- Đối với thang máy trên 20 tầng, chi phí kiểm định là 4.500.000 đồng cho mỗi thiết bị.
Những mức giá này được áp dụng nhằm đảm bảo tính công bằng và cân nhắc theo quy mô và đặc điểm của từng loại thang máy. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng chi phí kiểm định có thể thay đổi theo thời gian và các quy định mới nhất từ cơ quan có thẩm quyền. Do đó, nếu có nhu cầu kiểm định thang máy, bạn nên liên hệ với cơ quan chức năng để có thông tin chi tiết và mới nhất về chi phí áp dụng.
Chi phí kiểm định thang máy tối thiểu thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH
Tiêu chuẩn kiểm định thang máy
Dưới đây là một số thông tư tiêu biểu liên quan đến tiêu chuẩn kiểm định thang máy:
- QCVN 02:2019/BLĐTBXH: Tiêu chuẩn kỹ thuật chung về thang máy, quy định các yêu cầu cơ bản về thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì thang máy.
- QCVN 32:2018/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình, tập trung vào các yêu cầu an toàn cần được tuân thủ khi sử dụng thang máy gia đình.
- QCVN 02:2011/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy, áp dụng cho các loại thang máy không phải là thang máy gia đình.
- QCVN 08:2013/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực, tập trung vào các yêu cầu an toàn khi sử dụng và vận hành thang máy thủy lực.
- QCVN 26:2016/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy không phòng máy, áp dụng cho các thang máy không có phòng máy, chẳng hạn như thang máy ngoài trời.
Có thể bạn quan tâm: Một số tiêu chuẩn lắp đặt thang máy - Cập nhật mới nhất 2024
Việc tuân thủ các yêu cầu kiểm định thang máy theo thông tư trên giúp đảm bảo rằng thang máy đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng, từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn vận hành và bảo trì.
Một số điểm lưu ý khi kiểm định thang máy
Tóm lại, việc kiểm định thang máy là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn các đơn vị lắp đặt và cung cấp thang máy chính hãng uy tín ngay từ đầu để giảm thiểu rủi ro cũng như thời gian thực hiện kiểm định.
Thang máy Huy Hoàng - là một đơn vị nhập khẩu thang máy chính hãng từ các nước Châu Âu như Đức, Mỹ,... với 14 năm kinh nghiệm trong ngành và thực hiện hơn 2500 dự án trên khắp cả nước, chúng tôi cam kết đem đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất đến quý khách hàng.
Một số dự án Thang máy Huy Hoàng đã và đang thực hiện có thể kể đến như Vinhomes, Ciputra, Sala, Gamuda, Gardens, Splendora, Ecopark, Phú Mỹ Hưng, LakeView City…
Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu lắp đặt và tìm kiếm các sản phẩm chất lượng tốt trên thị trường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0333.11.9999 để được tư vấn miễn phí.
Thang máy Huy Hoàng hân hạnh được phục vụ quý khách.