Cấu tạo thang máy và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo thang máy và nguyên lý hoạt động

11:56 - 27/11/2021

Hiện nay, thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển tại các tòa nhà, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi về cấu tạo thang máy chưa? Làm thế nào để nó có thể vận chuyển người lên xuống một cách nhanh chóng? 

Kinh nghiệm chọn mua thang máy gia đình độc nhất từ chuyên gia giúp tiết kiệm chi phí Tiêu chí chọn mua thang máy gia đình bền bỉ với thời gian Nội quy sử dụng thang máy mà bạn cần biết và phải đảm bảo tuân thủ Có nên làm khung thép thang máy hay không? Photocell thang máy là gì? Những điều cần biết về cảm biến thang máy

Hiện nay, thang máy đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển tại các tòa nhà, đặc biệt là các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi về cấu tạo thang máy chưa? Làm thế nào để nó có thể vận chuyển người lên xuống một cách nhanh chóng? 

Những chia sẻ chi tiết dưới đây của Thang Máy Huy Hoàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy.

Cấu tạo và công dụng chi tiết từng thiết bị thang máy

Tùy thuộc vào công nghệ chế tạo, kết cấu thang máy của nhà sản xuất quy định, thang máy sẽ được cấu tạo từ các bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản cấu tạo của 1 thang máy sẽ có 7 bộ phận chính như sau:

Động cơ thang máy (motor, máy kéo)

Động cơ thang máy có thể nằm trên đỉnh hoặc bên dưới thang máy. Khi người sử dụng nhấn nút gọi thang, tủ điều khiển sẽ gửi tín hiệu đến động cơ. Động cơ sẽ quay, tạo ra lực kéo để di chuyển cabin thang máy lên xuống theo hướng được chọn. 

Động cơ thang máy được phân loại thành hai loại chính:

  • Động cơ có hộp số: Loại động cơ này có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ. Tuy nhiên, nó có kích thước lớn và nặng.
  • Động cơ không có hộp số: Loại động cơ này có kích thước nhỏ gọn, nhẹ và tiết kiệm không gian. 

động cơ thang máy hộp sốĐộng cơ thang máy có hộp số

Tủ điều khiển

Tủ điều khiển thang máy được lập trình tự động đóng vai trò như "bộ não" thông minh, điều phối mọi hoạt động của thang máy một cách chính xác, an toàn và hiệu quả. Nó là trung tâm xử lý thông tin, tiếp nhận tín hiệu từ người sử dụng, truyền tải đến các bộ phận khác và điều khiển toàn bộ hệ thống thang máy hoạt động nhịp nhàng.

tủ điều khiển của thang máy được lập trình tự động

Tủ điều khiển của thang máy được lập trình tự động

Cabin thang máy

Cabin thang máy là buồng chứa được thiết kế để vận chuyển người và hàng hóa lên xuống theo chiều dọc hố thang. Trong cấu tạo thang máy, cabin là bộ phận quan trọng về tính thẩm mỹ và sự thoải mái của người dùng. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất trang trí cabin với hoa văn, gương, màn hình điện tử tuỳ ý.

Cabin thang máy bao gồm các bộ phận chính sau: Khung cabin, vách cabin, sàn cabin, cửa cabin, trần cabin, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa nhiệt độ, bảng điều khiển, gương soi, tay vịn, chuông báo đến tầng hoặc có sự cố.

Cabin Kleemann 

Cabin Kleemann 

Rail thang máy

Rail thang máy hay còn gọi là ray dẫn hướng là hai thanh thép song song được lắp đặt dọc theo hố thang máy, có nhiệm vụ dẫn hướng cabin và đối trọng di chuyển lên xuống đúng hướng và êm ái. ây là bộ phận quan trọng đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành của thang máy.

Rail thang máy

Rail thang máy

Thắng cơ (Bộ giảm tốc, giảm chấn)

Thắng cơ, hay còn gọi là bộ giảm tốc là thiết bị bắt buộc cần có của thang máy dùng để đảm bảo tốc độ của thang máy luôn trong mức an toàn.

Giảm chấn

Khi thang máy di chuyển hoặc dừng lại trên các tầng, thang sẽ có 1 độ rung nhẹ. Để khắc phục tình trạng này, nhà sản xuất đã lắp thêm bộ giảm Chấn. Nó hoạt động như một "bộ đệm", giúp triệt tiêu rung lắc, va đập trong quá trình thang máy vận hành, tạo cảm giác nhẹ nhàng cho hành khách.

Giảm chấn thang máy

Giảm chấn thang máy

Đối trọng thang máy

Đối với thang máy sử dụng cáp kéo, đối trọng là một bộ phận không thể thiếu, có vai trò cân bằng tải trọng của cabin, giúp giảm tiêu hao năng lượng và tăng tuổi thọ động cơ. Nó di chuyển lên xuống theo chiều ngược lại với cabin, tạo thành một hệ thống cân bằng hoàn hảo.

Đối trọng thường được làm từ bê tông và có trọng lượng được tính bằng tải trọng tĩnh và tải trọng động của cabin nhân với 150%.

Đối trọng thang máy

Đối trọng thang máy 

Cấu tạo thang máy gia đình

Bên cạnh những loại động cơ chính, cấu tạo thang máy còn tùy thuộc vào thiết kế và công nghệ của thang máy. Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng thang máy là thang máy là thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy.

Cấu tạo thang máy có phòng máy  

Phòng máy là khu vực dành riêng cho các thiết bị thang máy như tủ điều khiển, bộ chống quá tốc, ray dẫn hướng, bộ báo tải, cáp hành trình,...

Các thiết bị có thể thay đổi tùy thuộc vào hãng sản xuất, ngoài 7 thiết bị chính được nêu ra ở trên (Động cơ thang máy, tủ điều khiển, cabin thang máy, rail thang máy, thắng cơ, giảm chấn, đối trọng thang máy), thang máy có phòng máy còn có thêm các thiết bị sau: 

Dưới đây là các thiết bị 

STT

Chi tiết

Chức năng

1

Xích bù trừ

 Xích bù trừ khối lượng mà dây cáp tải

2

Bộ chống quá tốc

Thiết bị với chức năng phát hiện thang máy quá tốc độ

3

Cáp của bộ chống quá tốc

 Loại dây cáp được nối với bộ chống quá tốc để kích hoạt thắng cơ, giảm tốc độ.

4

Puli căng cáp của bộ chống quá tốc

 Tạo độ căng cho cáp của bộ chống quá tốc

5

Ray dẫn hướng

Hướng dẫn cho cabin và đối trọng di chuyển theo chiều thẳng đứng

6

Shoe dẫn hướng

 Dẫn hướng cabin và đối trọng chạy dọc theo ray dẫn hướng

7

Cáp tải

 Cáp nối cabin và đối trọng để truyền lực dẫn động từ máy kéo đến cả hai

8

Bộ truyền cửa tầng

 Thiết bị mở và đóng cửa từng tầng

9

Bộ báo tải

 Thiết bị xác định tải trọng của cabin

10

Puli treo cabin

 Puli để treo cabin và đối trọng bằng cáp tải

11

Máy kéo

 Di chuyển cabin bằng cáp tải

12

Cáp hành trình

 Cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho cabin

Bảng 1: Cấu tạo thang máy có phòng máy  

Ưu điểm của thang máy có phòng máy:

  • Dễ dàng sửa chữa, vì các thiết bị thang máy đều nằm trên phòng máy 

Nhược điểm:

  • Tốn diện tích sử dụng
  • Thêm chi phí xây dựng phòng máy.

Liên hệ hotline: 0333 119 999 để được tư vấn dòng thang máy có cấu tạo phù hợp với nhu cầu.

 

hotline thang máy gia đình

 

Cấu tạo thang máy không phòng máy  

Do không có phòng máy nên các thiết bị của thang máy không phòng máy được tinh gọn, để trên đỉnh thang máy, hố thang và trong khung cabin. Cấu tạo loại thang máy này bao gồm 7 bộ phận chính ((Động cơ thang máy, tủ điều khiển, cabin thang máy, rail thang máy, thắng cơ, giảm chấn, đối trọng thang máy) và thêm các bộ phận sau:

STT

Chi tiết

Chức năng

1

Khung an toàn trên đầu cabin

 Ngăn người làm việc rơi xuống hố thang máy khi bảo trì hoặc kiểm tra trên đầu cabin.

2

Bao che đối trọng

 Bảo vệ người làm việc khi bảo trì hoặc kiểm tra trong hố thang máy.

3

Bộ chống quá tốc

 Phát hiện quá tốc.

4

Ray dẫn hướng

 Hướng dẫn cho cabin và đối trọng di chuyển theo chiều thẳng đứng.

5

Shoe dẫn hướng

 Dẫn hướng cabin và đối trọng chạy dọc theo ray dẫn hướng.

6

Hộp vận hành HIP

 Vận hành cabin trong quá trình bảo trì hoặc kiểm tra.

7

Cáp tải

 Truyền lực dẫn động của máy kéo đến cabin và đối trọng.

8

Bộ truyền cửa tầng

 Mở và đóng cửa tầng.

9

Bộ báo tải

 Xác định tải trọng cabin.

10

Thắng cơ

 Dừng cabin khi quá tốc.

11

Máy kéo

 Di chuyển cabin bằng cáp tải.

12

Cáp hành trình

 Cung cấp tín hiệu và nguồn điện cho cabin.

Bảng 2: Thiết bị của thang máy không phòng máy

Thang máy không có phòng máy mang lại những ưu điểm sau:

  • Tiết kiệm diện tích và chi phí
  • Phù hợp cho nhà ở, các công trình hạn chế chiều cao.

Nhược điểm:

  • Bảo trì, bảo dưỡng khá bất tiện.
  • Không phù hợp cho các tòa nhà cao tầng

Nguyên lý hoạt động của thang máy

Dưới đây, Thang máy Huy Hoàng sẽ chia sẻ đến bạn nguyên lý hoạt động của các loại thang máy.

Cách thang máy vận hành khi sử dụng

Thông thường, mỗi dòng thang máy khác nhau sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau như thang máy chân không, cáp kéo, thang máy thủy lực,... tuy nhiên ở bài viết này, Thang máy Huy Hoàng sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về nguyên lý hoạt động của thang cáp kéo bởi đây là loại thang phổ biến trên thị trường:

  • Khi nhận được tín hiệu từ người dùng, tủ điều khiển sẽ gửi tín hiệu đến động cơ. Động cơ sẽ quay, làm cho các dây cáp kéo chuyển động, tạo ra lực kéo di chuyển cabin lên xuống theo hướng được chọn. Hộp số giúp điều chỉnh tốc độ quay của rotor và tăng mô-men xoắn để cabin thang máy di chuyển với tốc độ phù hợp.
  • Khi bạn vào thang máy nếu tải trọng vượt quá mức quy định, hệ thống báo quá tải (OLH) sẽ tự động kích hoạt và tiếng chuông báo động sẽ vang lên. Trong trường hợp này, người sử dụng cần ra khỏi thang máy cho đến khi tiếng chuông dừng lại.
  • Khi cửa bắt đầu đóng, hành khách bấm số tầng cần đến, tủ điều khiển sẽ nhận tín hiệu và tiếp tục quy trình gửi tín hiệu đến các bộ phận khác để thang di chuyển đúng tầng hành khách mong muốn.
  • Khi cabin đến tầng mà hành khách cần đến và cửa đã mở, hành khách có thể ra ngoài. Thang máy sẽ đứng yên cho đến khi nhận được tín hiệu tiếp theo.

Cách thang máy vận hành 

Cách thang máy vận hành 

Nguyên lý hoạt động của thang máy khi mất điện

Trong trường hợp cúp điện hoặc cúp cầu dao, cabin sẽ kích hoạt tính năng cứu hộ tự động.  Đèn chiếu sáng khẩn cấp trong cabin sẽ tự động bật sáng và cabin sẽ tự động di chuyển, dừng ở tầng gần nhất bằng cách sử dụng nguồn điện từ ắc quy và mở cửa để sơ tán hành khách.

Nguyên lý hoạt động của thang máy khi hỏa hoạn

Các hệ thống thang máy hiện nay thường tích hợp tính năng hoạt động khi có hỏa hoạn (FER). Khi chức năng này được kích hoạt thông qua công tắc, hoặc khi nhận tín hiệu báo động từ tòa nhà, tất cả các cabin trong cùng một nhóm sẽ di chuyển đến các tầng sơ tán được quy định trước. 

Các tầng sơ tán này được xác định khi đặt hàng và là những tầng mà cabin sẽ đến và dừng để hành khách sơ tán trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Một số thiết bị, hệ thống an toàn trong cấu tạo thang máy.

Thiết bị phần cơ khí

  • Cửa tầng được lắp đặt chuẩn ở bên ngoài thang máy không thể tự mở hoặc mở bằng tay để đảm bảo an toàn. Cửa tầng được điều khiển bởi cửa cabin.
  • Hệ thống chuyển động giữa cửa tầng và cửa cabin
  • Button tầng giúp xác định trạng thái và chế độ vận hành của thang máy.
  • Hệ thống phanh cơ khí.
  • Hệ thống khung cơ khí bệ máy.

Thiết bị phần cơ khí

Thiết bị phần cơ khí

Phần điện của thang máy

Phần điện bên trong của thang máy bao gồm:

  • Cáp tín hiệu: Đấu nối từ tủ điện trên phòng máy xuống hộp điều khiển trên nóc cabin.
  • Hộp điều khiển trên nóc cabin
  • Hệ thống thiết bị chiếu sáng cho hố thang máy.
  • Hệ thống thiết bị giới hạn hành trình đảm bảo an toàn cho thang máy.

Phần điện bên trên của thang máy bao gồm:

  • Tủ điều khiển là nơi điều khiển hoạt động của thang máy, bao gồm hệ thống relay, điều khiển tốc độ, contactor, và các bo mạch trung gian. Hai bộ phận quan trọng nhất trong tủ điều khiển là bộ điều khiển tín hiệu và tốc độ.
  • Hệ thống cứu hộ tự động: Đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố hoặc mất điện đột ngột. Hệ thống này hoạt động dựa vào bình acquy hoặc UPS dự phòng.

Làm thế nào để thang máy hoạt động hiệu quả và an toàn?

Một số lưu ý để thang máy hoạt động hiệu quả và an toàn hơn, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra:

  • Sau khi lắp xong thang máy, bạn cần kiểm tra lại ít nhất 1 vòng từ tầng cao nhất đến thấp nhất xem thang máy có chạy ổn định không, có dừng đúng tầng không, cửa mở có êm ái ở từng tầng hay không, có bị xóc nảy hay rung lắc mạnh hay không,...
  • Xác nhận cửa ở mỗi tầng không bị hư hại và đóng mở bình thường.
  • Kiểm tra và xác nhận hoạt động của cảm biến cửa điện tử.
  • Kiểm tra màn hình hiển thị ở các tầng và cabin, đảm bảo không có hư hại, bụi bẩn và chức năng hiển thị bình thường.
  • Kiểm tra nút gọi và bảng điều khiển trong cabin, đảm bảo không có bụi bẩn hoặc hư hại.
  • Kiểm tra đèn cabin và đèn chiếu sáng khẩn cấp, đảm bảo hoạt động bình thường.
  • Liên hệ với đơn vị bảo trì nếu hố thang máy có nguy cơ bị ngập nước.
  • Bảo dưỡng thang máy thường xuyên và đảm bảo tuân thủ yêu cầu thẩm định của cơ quan nhà nước.
  • Không tự ý sửa chữa hoặc tháo gỡ thang máy mà không có giám sát của kỹ thuật viên.
  • Không cho những vật nặng hoặc cồng kềnh vào thang máy để đảm bảo tải trọng cabin luôn an toàn.
  • Treo nội quy ở những nơi dễ nhìn và tuân thủ nội quy khi sử dụng thang máy.
  • Khi cần vận chuyển hàng hóa có khả năng gây cháy nổ cao, cần có biện pháp bảo vệ và không vận chuyển cùng với người.

Hy vọng với những thông tin trên bài viết mà Thang Máy Huy Hoàng đã chia sẻ, bạn sẽ hiểu thêm về cấu tạo thang máy và nguyên lý hoạt động.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng và lắp đặt thang máy, bạn có thể tham khảo dịch vụ lắp đặt và cung cấp thang máy tại Thang Máy Huy Hoàng. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm thang máy nhập khẩu nguyên chiếc từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Kleemann, PVE,...

Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm chất lượng, chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến dịch vụ khách hàng tốt nhất. Với quy trình tư vấn cụ thể và minh bạch, kèm theo chế độ bảo hành và bảo trì rõ ràng, giúp khách hàng yên tâm khi mua sắm tại Thang Máy Huy Hoàng.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0333 119 999 hoặc qua facebook Thang Máy Huy Hoàng để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

 

hotline thang máy gia đình