Một số tiêu chuẩn lắp đặt thang máy - Cập nhật mới nhất 2024
16:26 - 05/06/2024
Thang máy thuộc thiết bị đặc thù, cần có yêu cầu cao về sự an toàn trong quá trình lắp đặt và vận hành. Vì vậy, Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ra đời nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất, thử nghiệm, vận hành và sử dụng thang máy.
Thang máy thuộc thiết bị đặc thù, cần có yêu cầu cao về sự an toàn trong quá trình lắp đặt và vận hành. Vì vậy, Bộ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ra đời nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất, thử nghiệm, vận hành và sử dụng thang máy. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thang máy Huy Hoàng tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn thang máy trong TCVN.
TCVN 5744: 1993 – Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng
TCVN 5744:1993 là tiêu chuẩn bắt buộc được ban hành bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 1993 - thời điểm thang máy chưa được phổ biến ở Việt Nam. Bộ tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản trong quá trình lắp đặt và sử dụng thang máy chở người hoặc chở hàng kèm người tại Việt Nam.
Tiêu chuẩn lắp đặt thang máy
Đối tượng của tiêu chuẩn này được phân thành 5 loại dưới đây:
- Loại I: Thang máy được thiết kế để vận chuyển người.
- Loại II: Thang máy được thiết kế chủ yếu để vận chuyển người, nhưng cũng có thể vận chuyển hàng hóa đồng thời.
- Loại III: Thang máy được thiết kế để vận chuyển giường bệnh (băng ca) trong các bệnh viện.
- Loại IV: Thang máy được thiết kế chủ yếu để vận chuyển hàng hóa, nhưng thường có người đi kèm.
- Loại V: Thang máy có bảng điều khiển bên ngoài cabin, được sử dụng để vận chuyển hàng hóa - trong thiết kế này, cabin phải có kích thước kiểm soát để người không thể vào được.
Nội dung chủ yếu của TCVN 5744 như sau:
- Quy định đối với thang nhập khẩu và thang máy liên doanh (sản xuất trong nước) về các điều kiện an toàn khi lắp đặt (Phần 1, Quy định chung; mục 1.2; trang 1,2 theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744: 1993).
- Quy định về yêu cầu trong kỹ thuật và bảo đảm an toàn cho các đơn vị lắp đặt thang máy (Phần 1, Quy định chung; mục 1.3; trang 2,3 theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744 : 1993)
- Những điều kiện nhằm đảm bảo an toàn trong lắp đặt thang ( Phần 2, Lắp đặt; trang 3-5 theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744 : 1993)
- Thông tin về quy trình kiểm tra thang máy sau khi hoàn tất việc lắp đặt (Phần 2, Lắp đặt; mục 2.4; trang 5-7 theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744: 1993).
- Quy định về việc sử dụng thang máy (Phần 3, Sử dụng thang máy; trang 7, theo tiêu chuẩn an toàn trong lắp đặt và sử dụng thang máy TCVN 5744: 1993).
TCVN 5866: 1995 – Cơ cấu an toàn cơ khí
Một tiêu chuẩn quan trọng khác cho thang máy gia đình là TCVN 5866:1995 được công bố vào năm 1995, thuộc lĩnh vực chất lượng thang máy xây dựng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại thang máy được phân loại và định nghĩa theo TCVN 5744:1993, và quy định các yêu cầu an toàn cho các cấu trúc như sau:
- Một số quy định về an toàn cho bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng)
- Quy định về điều kiện cho cơ cấu hãm bảo hiểm của cabin (đối trọng)
- Yêu cầu an toàn cho bộ giảm chấn và cữ chặn của cabin (đối trọng)
- Quy định về điều kiện an toàn cho khóa tự động của cửa tầng
Được trích dẫn theo TCVN 5866 : 1995
Thang máy Kleemann đạt chuẩn an toàn theo quy định 5744:1993
TCVN 6396: 1998 Thang máy thuỷ lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
TCVN 6396:1998 là tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc được ban hành 1998, quy định các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy thủy lực tại Việt Nam.
Tiêu chuẩn này được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn châu Âu EN 81-2:1987, đảm bảo tính đồng nhất và cập nhật với các tiêu chuẩn quốc tế.
Vào năm 2018, tiêu chuẩn này đã được thay thế bằng TCVN số 6395 quy định cụ thể hơn về các điều kiện để đảm bảo an toàn cho thang máy.
TCVN 6396: 1998 quy định về thang máy Thủy lực
Nếu bạn muốn tìm loại thang máy thủy lực phù hợp với ngôi nhà của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0333 119 999
TCVN 6904: 2001 – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
Được ban hành vào năm 2001, bộ quy chuẩn này đặt ra một số phương pháp thử độ an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy. Quy chuẩn này được dành riêng cho dòng thang máy dẫn động điện.
TCVN 6904: 2001 áp dụng cho:
- Sau khi thang máy được lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng.
- Sau khi thang máy tiến hành cải tạo, sửa chữa trung tu và đại tu.
- Sau khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng và đã khắc phục xong, cần kiểm tra lại độ an toàn
- Khi thang hết hạn giấy phép sử dụng.
- Tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của các cơ quan quản lý an toàn lao động.
TCVN 6905: 2001 – Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
Cùng được ban hành song song với TCVN 6904: 2001, với cùng một nội dung là đặt ra một số phương pháp thử độ an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy. Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn TCVN 6905: 2001 áp dụng cho đối tượng thang máy thủy lực.
Thang máy thuỷ lực dẫn động bằng piston
TCVN 6395: 2008 - Quy chuẩn thang máy gia đình
TCVN 6395 năm 2008 quy định các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong việc thiết kế và lắp đặt thang máy. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thang máy sử dụng động cơ điện di chuyển thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 15 độ so với phương thẳng đứng.
Các phần cơ bản của tiêu chuẩn vẫn bao gồm các bộ phận thang máy như giếng thang, buồng máy, buồng puli, cửa tầng, cabin, hệ thống treo ray và định hướng thang máy, các yêu cầu về khoảng cách an toàn, thiết bị an toàn cơ khí, máy dẫn động điện và các thiết bị điện trong thang máy (Tham khảo phần Mục lục, trang 3 theo TCVN 6395:2008).
Tiêu chuẩn về thang máy gia đình
TCVN 6396-28: 2013 – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy
TCVN 6396-28 được ban hành năm 2013 bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ quy chuẩn này đề cập đến những yêu cầu để đảm bảo an toàn trong cấu tạo của thang máy và lắp đặt thang máy gia đình.
Bộ tiêu chuẩn này bao gồm các nội dung chính được tóm tắt như sau:
- TCVN 6395 - 2008: Bộ tiêu chuẩn tập trung vào các yêu cầu về an toàn trong cấu tạo và quá trình lắp đặt của thang máy điện.
- TCVN 6396-2:2009: Bộ tiêu chuẩn về an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy thủy lực.
- TCVN 6396-3:2010: Áp dụng với thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực, bộ tiêu chuẩn về an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy chở hàng (phần 3).
- TCVN 6396-28:2013: Áp dụng với thang máy chở người và hàng, quy định về báo động từ xa của thang máy (phần 28).
- TCVN 9396-58:2010 (EN 81-58:2003): Được áp dụng cho tất cả các loại thang máy, đề cập đến kiểm tra tính chịu lửa để đảm bảo an toàn trong cấu tạo và lắp đặt (phần 58).
- TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003): Chỉ áp dụng cho thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người, bộ tiêu chuẩn về khả năng tiếp cận thang máy của con người (bao gồm người khuyết tật) (phần 70).
- TCVN 6396-71:2013 (EN 81-71:2005/Amd 1:2006): Áp dụng cho thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người, quy định về chống phá hoại thang máy trong sử dụng (phần 71).
- TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003): Chỉ dành cho thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người, quy định điều kiện an toàn trong cấu tạo và lắp đặt thang máy chữa cháy (phần 72).
- TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005): Đề cập đến tình trạng thang máy trong trường hợp hoả hoạn (phần 73) - Chỉ áp dụng cho thang máy chở hàng kèm người và thang máy chở người.
- TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003): Được sử dụng đối với tất cả các loại thang máy trên thị trường, đề cập đến yêu cầu cải tiến an toàn cho thang máy chở người và thang máy chở hàng kèm người (phần 80).
Sau khi tham khảo các tiêu chuẩn thang máy mà các cơ quan chức năng áp dụng, bạn có thể sử dụng nó như thước đo cho mọi doanh nghiệp và sản phẩm thang máy trên thị trường hiện nay.
Nếu đang tìm hiểu đơn vị cung cấp và lắp đặt thang máy, bạn có thể tham khảo đơn vị cung cấp thi công Thang Máy Huy Hoàng. Với hơn 14 năm kinh nghiệm cùng hơn 2500 dự án, Thang máy Huy Hoàng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất với giá cả phải chăng. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0333 119 999 để được tư vấn nhanh nhất.