Bảo trì thang máy: thời gian, chi phí, quy trình và những lưu ý quan trọng
17:55 - 25/02/2021
Thang máy là thiết bị được sử dụng nhiều lần trong ngày vì vậy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, chúng ta cần bảo trì thang máy thường xuyên.
Thang máy là thiết bị được sử dụng nhiều lần trong ngày vì vậy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, chúng ta cần bảo trì thang máy thường xuyên. Trong bài viết dưới đây, thang máy Huy Hoàng sẽ cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết về bảo trì thang máy như chi phí bảo trì, thời gian thực hiện,...
Tại sao cần bảo trì thang máy?
Mặc dù trước khi được đưa vào sử dụng, thang máy đã được nhiều cơ quan, đơn vị kiểm định nhưng bạn vẫn cần bảo trì thang máy thường xuyên vì các lý do sau:
- Lý do quan trọng nhất cần bảo trì thang máy thường xuyên là để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh nguy cơ tai nạn và đảm bảo tính mạng của con người.
- Phát hiện sớm các hư hại và nguy cơ tiềm ẩn của thang máy, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời để hạn chế tai nạn.
- Giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa bằng việc thay thế các linh kiện nhỏ trước khi hỏng hóc lớn và đòi hỏi chi phí lớn hơn.
- Đối với các thang máy chung cư, văn phòng, quán cafe, thang máy nếu hỏng hóc sẽ có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và gây ra bất tiện trong di chuyển.
Bảo trì thang máy
Tham khảo chi tiết bảo trì tại Thang máy Huy Hoàng tại video sau:
Khi nào tiến hành bảo trì thang máy?
Thời gian bảo trì thang máy sẽ phụ thuộc vào tần suất sử dụng và tuổi thọ của thang máy, chi tiết như sau:
- Đối với các thang máy mới lắp đặt, sẽ được đơn vị lắp đặt bảo trì thường là 1 tháng/lần.
- Đối với thang máy dân dụng là loại thang máy gia đình hoặc lắp trong các tòa nhà nhỏ, do tần suất sử dụng thấp và trọng tải không quá cao nên chỉ cần bảo trì 2 tháng/ lần.
- Đối với thang máy thương mại, tần suất sử dụng nhiều và trọng tải lớn nên cần được bảo trì thường xuyên hơn.
Bên cạnh bảo trì, hoạt động kiểm định định kì cũng cần được thực hiện 3 năm/ lần từ khi được cấp phép hoạt động để đảm bảo đáp ứng các quy định trong bộ tiêu chuẩn an toàn Việt Nam.
Đối với các thang máy hoạt động từ 10 - 20 năm, hoạt động kiểm định sẽ diễn ra định kỳ 2 năm/1 lần và các thang máy hoạt động trên 20 năm sẽ là 1 năm/ lần.
Thời gian bảo trì thang máy
Các hạng mục bảo trì thang máy
Hoạt động bảo trì thang máy bao gồm 7 hạng mục sau:
- Xác định chức năng vận hành của hệ thống điều khiển thang máy: Bao gồm kiểm tra chế độ nạp điện của bộ cứu hộ, tình trạng cáp thép và puly, cũng như bộ hạn chế tốc độ, rơ le, và contractor.
- Kiểm tra động cơ thang máy: Đảm bảo rằng chất lượng và mức dầu trong động cơ, hệ thống phanh, tốc độ, và lực tải động cơ đều đạt chuẩn để hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả.
- Kiểm tra hệ thống ray dẫn hướng: Đảm bảo Ray ổn định bằng cách kiểm tra điểm nối ray và liên kết ray với bracket, cũng như sự kết hợp giữa bracket và vách, mối hàn ray.
- Kiểm tra hệ thống liên kết cabin: Các yếu tố như đầu treo cáp cabin và đối trọng, Ecu khóa cáp, quạt thông gió, công tắc hạn chế hành trình trên, guốc trượt và chất lượng dầu ray được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động của thang máy.
- Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, liên lạc an toàn ở cabin: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thang máy, cần kiểm tra hệ thống chiếu sáng, liên lạc an toàn, hệ thống đèn, chuông cứu hộ, Intercom, photocell cửa, rãnh dẫn hướng cửa và khe hở cửa hoạt động bình thường.
- Kiểm tra hệ thống chất lượng vận hành hệ thống cửa tầng: Đây là một phần quan trọng trong hoạt động bảo trì thang máy, bao gồm kiểm tra bảng điều khiển, khe hở và khóa cửa tầng, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy.
- Kiểm tra quá trình hoạt động và vận hành của thang máy: Bao gồm đánh giá chất lượng vận hành của hệ thống thang, hoạt động của hệ thống cứu hộ, và đảm bảo tốc độ dừng và chạy của thang máy đạt chuẩn.
Dịch vụ bảo trì thang máy chuyên nghiệp - Liên hệ Thang máy Huy Hoàng 0333.11.9999
Các hạng mục bảo trì thang máy
Quy trình bảo trì thang máy
Quy trình bảo trì của các dòng thang máy sẽ khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo thang máy. Tuy nhiên nhìn chung, quy trình bảo trì sẽ cần trải qua 5 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Kiểm tra và làm vệ sinh buồng thang máy
Các công việc kiểm tra và làm vệ sinh buồng thang máy bao gồm:
- Kiểm tra điện áp nguồn vào và các thiết bị đóng ngắt điện nguồn.
- Kiểm tra các thiết bị điện trong tủ điều khiển, bao gồm áptômát, rơ le, quạt...
- Xiết lại các vít kẹp đầu dây điện với thiết bị điện và cầu đấu.
- Kiểm tra chế độ nạp điện của bộ cứu hộ.
- Kiểm tra sự hoạt động của má phanh trái của động cơ và điều chỉnh khe hở khi không hoạt động.
- Kiểm tra mức dầu trong hộp giảm tốc và chất lượng dầu.
- Kiểm tra độ kín khít dầu của cổ trục.
- Kiểm tra tình trạng cáp thép và puli.
- Kiểm tra bộ hạn chế tốc độ, cáp thép, lẫy cơ và công tắc điện.
- Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và mức độ thông thoáng của buồng thang.
- Vệ sinh mặt sàn phòng máy.
- Kiểm tra và bảo dưỡng đèn chiếu sáng, công tắc và ổ cắm.
- Kiểm tra cửa ra vào và hoạt động của khoá cửa.
Bước 2: Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin
Cần kiểm tra các yếu tố sau:
- Công tắc hạn chế hành trình trên.
- Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ ray.
- Liên kết ray với gối đỡ, giá đỡ với vách, và các bu lông lắp ở chỗ nối ray.
- Đầu treo cáp Cabin và đầu treo cáp đối trọng, cũng như ê cu khoá cáp.
- Độ căng đồng đều của cáp thép.
- Liên kết giữa cỡ dừng tầng với gá, gá với ray, và đảm bảo dừng tầng chính xác.
- Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ở ray cabin và đối trọng.
- Guốc trượt trên của cabin và đối trọng, cũng như các đệm cao su chống rung, lắc Cabin.
- Quạt thông gió đặt trên nóc cabin và đèn chiếu sáng dọc giếng thang.
- Cáp treo quả đối trọng cửa tầng ở các tầng và khoá cửa tầng.
- Khe hở của tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng, cũng như tiếp điện của các cửa tầng và cáp điện dọc giếng thang cần được giữ gọn gàng.
Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin
Bước 3: Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin
Trong bước này, cần kiểm tra các yếu tố sau:
- Công tắc hạn chế hành trình dưới và liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ với ray.
- Kiểm tra và điều chỉnh sự làm việc của má phanh trái và phải ở dưới cabin.
- Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.
- Guốc trượt dưới của cabin và đối trọng, cũng như chỗ treo và cố định cáp dẹt.
- Công tắc bộ giảm chấn, xiết lại các vít và kiểm tra công tắc, bộ gá công tác quá tải, cũng như công tắc và bộ căng cáp hạn chế hành trình.
- Kiểm tra và vệ sinh các công tắc, ổ cắm, đèn ở đáy giếng thang, cũng như vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở đáy giếng thang và đảm bảo đáy giếng thang khô ráo, sạch sẽ.
Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin
Trong quá trình kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin, chúng ta cần:
- Kiểm tra và bảo dưỡng đèn chiếu sáng, điện thoại nội bộ, và chuông cứu hộ.
- Kiểm tra và bảo dưỡng bảng điều khiển trong cabin, rãnh dẫn hướng cửa cabin, và sensor an toàn của cửa cabin.
- Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của cửa tầng và độ thẳng đứng của cửa cabin để đảm bảo an toàn và tiện ích.
Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin
Bước 5: Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng
Trong quá trình kiểm tra và bảo dưỡng ngoài của tầng, chúng ta cần:
- Kiểm tra và bảo dưỡng bảng điều khiển ở các cửa tầng.
- Kiểm tra và bảo dưỡng ray dẫn hướng cửa tầng ở các tầng.
- Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của cửa tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng.
- Kiểm tra và bảo dưỡng khoá cửa tầng ở các tầng.
- Chạy thử thang máy để kiểm tra lần cuối trước khi hoàn thành quá trình bảo dưỡng.
Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng
Báo giá chi phí bảo trì thang máy
Chi phí bảo trì của thang máy sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn:
- Nguồn gốc và xuất xứ thang máy: Mỗi thương hiệu thang máy như Kleemann, Mitsubishi,... sẽ có sự khác nhau về cấu tạo, linh kiện sử dụng vì vậy chi phí bảo trì sẽ khác nhau.
- Loại thang máy: Các loại thang máy như thang máy gia đình, thang máy tải hàng, thang máy thương mại,... ví dụ, thang máy gia đình tần suất sử dụng thấp, tải trọng thấp vì vậy cũng ít hư hỏng hơn thang máy thương mại.
- Tải trọng thang máy: 200kg, 300kg, 400kg,... tải trọng càng lớn phí dịch vụ càng cao.
- Linh kiện cần thay thế (nếu có): Chi phí bảo trì của thang máy nhập khẩu sẽ cao hơn vì yếu tố độc quyền trong linh kiện.
- Vị trí lắp đặt: thang máy ngoài trời thường chịu tác động bởi môi trường, vì vậy việc bảo trì cũng khó khăn, phức tạp hơn.
- Tuổi thọ thang: Thang có tuổi thọ thấp thường chi phí bảo trì sẽ nhỏ hơn.
Những điều cần lưu ý khi chọn gói bảo trì thang máy
Để lựa chọn được gói bảo trì phù hợp với nhu cầu và loại thang máy đang sử dụng, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Có 2 loại hình thức bảo trì thang máy phổ biến là:
- Bảo trì không gồm thiết bị thích hợp cho thang máy mới lắp đặt, chưa gặp nhiều vấn đề với các linh kiện
- Bảo trì bao gồm thiết bị (thích hợp cho các thang máy đã sử dụng lâu, có nguy cơ hỏng hóc linh kiện cao)
Có 3 gói bảo trì thang máy định kỳ:
- Bảo trì định kỳ hàng tháng: phù hợp với thang máy gia đình mới lắp đặt dưới 6 tháng với chi phí tùy đơn vị bảo trì và loại thang.
- Bảo trì định kỳ quý: phù hợp với thang hoạt động ổn định trên 6 tháng, chi phí bảo trì sẽ tùy vào đơn vị bảo trì và loại thang.
- Bảo trì định kỳ năm: dành cho thang máy gia đình hoạt động ổn định trên 1 năm, không gặp sự cố hay hỏng hóc. Chi phí sẽ tùy đơn vị bảo trì và loại thang.
Mỗi năm chi phí bảo trì thang máy sẽ tốn một khoản kha khá, vì vậy để tiết kiệm ngân sách, gia chủ nên lựa chọn những hãng thang máy uy tín và bảo trì theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
Tại Việt Nam, nếu bạn đang muốn tìm đơn vị lắp đặt thang máy uy tín, hãy tham khảo dịch vụ tại Thang máy Huy Hoàng. Chúng tôi là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu với hơn 14 năm kinh nghiệm trong cung cấp, phân phối và bảo trì thang máy gia đình, cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0333 119 999 để được tư vấn nhanh chóng về các sản phẩm phù hợp và dịch vụ của Thang máy Huy Hoàng.